Skip links

What benefits does Blockchain traceability bring to manufacturers?

Blockchain là một dạng sổ cái phân tán giúp giải quyết vấn đề các doanh nghiệp vốn đau đầu từ lâu: niềm tin. Hiểu đơn giản, đó là một cuốn sổ cái ghi chép lại những giao dịch. Điều đó có nghĩa, nó bao gồm tất cả các dữ liệu được chia sẻ, xác thực và mã hóa bởi các thành phần trong chuỗi. Vậy xét về khía cạnh kinh doanh, blockchain đem đến lợi ích gì cho các nhà sản xuất?

Việc công khai tất cả các giao dịch trong mạng lưới – bản chất của blockchain là giúp tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Đó là giá trị lớn nhất mà các nhà sản xuất hướng tới. Trong một mạng lưới blockchain, tất cả thành phần trong chuỗi đều có thể nhìn thấy và xác thực thông tin ở bất cứ thời điểm nào.

Hiện nay, ý thức của NTD về việc tiêu dùng thực phẩm an toàn ngày càng nâng cao, nhất là tại những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Theo nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng thực phẩm(2), 10 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của NTD, được xếp theo thứ tự sau đây

2 VN 2

3 yếu tố quan trọng nhất trong 10 yếu tố trên, bao gồm độ tươi, độ an toàn và giá sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào nhà sản xuất, các yếu tố còn lại phụ thuộc vào đơn vị bán hàng. Sử dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc có thể giúp nhà sản xuất giải quyết được 3 yếu tố này.

1. Gây dựng lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo niềm tin với người tiêu dùng

Bằng việc cung cấp đầy đủ thông tin về các mắt xích trong quy trình cung ứng, nhà sản xuất có thể đem đến cho NTD một cái nhìn toàn diện về nguồn gốc của sản phẩm, giúp đảm bảo yếu tố an toàn cho sản phẩm. Blockchain có thể theo dõi và truy xuất nguồn gốc của quy trình đầu vào, điều này giúp triệt tiêu gần như 100% khả năng làm giả sản phẩm, kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm, góp phần cải thiện giá trị chung của toàn bộ chuỗi cung ứng.

2. Giảm thiểu áp lực về việc chứng minh thực phẩm an toàn

Blockchain cũng tiết kiệm chi phí và giảm thiểu áp lực cho các nhà sản xuất trong việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm. Để việc kiểm định này thực sự hoạt động, ngân hàng, các công ty con cũng như đối tác liên quan trong quy trình sản xuất cần xác thực thông tin cho các giao dịch trong chuỗi.

3. Giúp quản lý quy trình sản xuất tốt hơn theo thời gian thực

Đối với các nhà sản xuất, Blockchain giúp quản lý toàn bộ quy trình từ nông trại cho đến khi hàng hóa lên kệ theo thời gian thực. Tất cả thông tin từ người nuôi trồng, quá trình chăm sóc, vận chuyển, lưu trữ, chế biến… đều được ghi lại và theo dõi sát sao bằng hệ thống. Điều này giúp các nhà sản xuất kiểm soát tốt hơn những hoạt động trong chuỗi, giảm bớt những nguy cơ thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Blockchain truy xuất thực phẩm như thế nào? Trong chuỗi quy trình sản xuất thực phẩm gồm rất nhiều tác nhân tham gia như nông dân, nhà phân phối, đơn vị chế biến, nhà bán lẻ… Các mắt xích chính trong chuỗi cung ứng thủy sản bao gồm:

  • Cung cấp giống: gồm những thông tin về con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh, máy móc… thông tin giao dịch với người nuôi trồng.
  • Nuôi trồng: gồm những thông tin về người nuôi trồng và quá trình nuôi trồng thủy sản, cũng như điều kiện thời tiết, tình trạng vật nuôi, các chế độ phúc lợi…
  • Chế biến: gồm những thông tin về nhà máy, thiết bị, phương pháp chế biến, số lô sản phẩm, giao dịch tài chính giữa đơn vị chế biến và đơn vị phân phối.
  • Phân phối: gồm những thông tin về phương tiện vận chuyển, tuyến đường, điều kiện bảo quản (nhiệt độ, đổ ẩm), thời gian vận chuyển, giao dịch giữa nhà phân phối và nhà bán lẻ.
  • Bán lẻ: thông tin về từng loại mặt hàng, số lượng, chất lượng, điều kiện bảo quản, thời gian trên kệ…
  • Tiêu dùng: Là mắt xích cuối trong chuỗi giá trị, người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại được kết nối internet để scan mã QR đính kèm với sản phẩm để xem toàn bộ thông tin liên quan từ nhà cung cấp giống tới nhà bán lẻ.

Blockchain truy xuất thực phẩm như thế nào?

3 VN 1

Trong chuỗi quy trình sản xuất thực phẩm gồm rất nhiều tác nhân tham gia như nông dân, nhà phân phối, đơn vị chế biến, nhà bán lẻ… Các mắt xích chính trong chuỗi cung ứng thủy sản bao gồm:

1. Cung cấp giống: gồm những thông tin về con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh, máy móc… thông tin giao dịch với người nuôi trồng.

2. Nuôi trồng: gồm những thông tin về người nuôi trồng và quá trình nuôi trồng thủy sản, cũng như điều kiện thời tiết, tình trạng vật nuôi, các chế độ phúc lợi…

3. Chế biến: gồm những thông tin về nhà máy, thiết bị, phương pháp chế biến, số lô sản phẩm, giao dịch tài chính giữa đơn vị chế biến và đơn vị phân phối.

4. Phân phối: gồm những thông tin về phương tiện vận chuyển, tuyến đường, điều kiện bảo quản (nhiệt độ, đổ ẩm), thời gian vận chuyển, giao dịch giữa nhà phân phối và nhà bán lẻ.

5. Bán lẻ: thông tin về từng loại mặt hàng, số lượng, chất lượng, điều kiện bảo quản, thời gian trên kệ…

6. Tiêu dùng: Là mắt xích cuối trong chuỗi giá trị, người tiêu dùng có thể sử dụng điện thoại được kết nối internet để scan mã QR đính kèm với sản phẩm để xem toàn bộ thông tin liên quan từ nhà cung cấp giống tới nhà bán lẻ.

Với Blockchain, quy trình cung ứng thực phẩm được công khai cho mọi tác nhân trong chuỗi, từ đó hạn chế tối đa những gian lận trong hoạt động và giao dịch, đảm bảo một môi trường kinh tế minh bạch và an toàn cho mọi thành phần.

Trích Nguồn: https://digital.fpt.com/linh-vuc/truy-xuat-nguon-goc-voi-blockchain.html

Leave a comment