Skip links

Hướng dẫn cách tính tín chỉ Carbon

Thị trường carbon có thể đóng vai trò thực sự quan trong vì nó cung cấp các tín hiệu kinh tế và cơ chế rõ ràng để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tác động giảm thiểu khí hậu. Tiềm năng từ thị trường Carbon là rất lớn. Sự phát triển thị trường Carbon trong nước của Việt Nam sẽ giúp tăng cường hội nhập quốc tế và thông qua thị trường Carbon có thể mở ra nhiều nguồn tài chính hơn.

Thị trường tín chỉ Carbon là gì?
Thuật ngữ thị trường Carbon bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto năm 1917 về biến đổi khí hậu. Theo đó, thị trường tín chỉ Carbon được xem là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế lượng khí thải phát sinh gây ra hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu dựa trên việc trao đổi hạn ngạch khí thải. Các đơn vị, tổ chức/doanh nghiệp có lượng phát thải lớn buộc phải trả tiền để mua thêm quyền được phát thải. Và ngược lại, các đơn vị, tổ chức/doanh nghiệp có mức phát thải thấp hoặc có khả năng lưu trữ, thu hồi khí thải sẽ được thêm nguồn lợi tài chính.

Nói dễ hiểu hơn: thị trường tín chỉ carbon là công cụ bảo vệ môi trường dựa trên cơ chế thị trường và nguyên tắc, người gây ô nhiễm phải trả tiền. Đây cũng là cách tiếp cận mới của Việt Nam được đưa ra từ Luật bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2022.

Tín chỉ Carbon là gì?
Tín chỉ Carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng CO2 nhất định hoặc một loại khí nhà kính khác.

Một tín chỉ cho phép phát thải 1 tấn CO2 hoặc tương đương trong các khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải CO2 và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Để giảm thiểu phát thải khí nhà kính: 

  • Đầu tiên, các doanh nghiệp phải chi tiền cho các khoản tín chỉ bổ sung nếu lượng phát thải của họ vượt quá giới hạn.
  • Thứ hai, họ có thể kiếm tiền bằng cách giảm lượng khí phát thải và bán các tín chỉ dư thừa của họ.
  • Tín chỉ carbon sẽ có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và nơi chúng được giao dịch.

Tiềm năng từ bán tín chỉ carbon tại Việt Nam
Những quốc gia có diện tích rừng tự nhiên sẽ có tiềm năng lớn về thương mại hóa tín chỉ Carbon. Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu được đánh giá là có thể khai thác tín chỉ Carbon.

Việt Nam đang hướng đến một nền lâm nghiệp bền vững, đáp ứng các yêu cầu của thị trường, trong đó có vấn đề tài chính xanh và tham gia thị trường carbon.Theo các chuyên gia đây là nguồn tài chính tương đối lớn, ổn định cho các chủ rừng để thực hiện được quản lý bảo vệ rừng và ổn định cuộc sống. Vì vậy, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp Việt Nam cần phải đón đầu xu hướng này để tăng cao lợi nhuận từ bây giờ.

Trên thực tế, trong vài năm qua, Việt Nam đã thực hiện thành công những thương vụ bán tín chỉ carbon, với tổng giá trị lên đến khoảng 60 triệu USD. Trong đó, Chương trình Khí sinh học ngành chăn nuôi Việt Nam với 181.683 công trình khí sinh học được xây dựng, được các tổ chức quốc tế đánh giá là đã đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Thông qua Chương trình khí sinh học, đến nay Việt Nam đã bán được 3.072.265 đơn vị tín chỉ carbon, thu về 8,1 triệu USD.

Mua bán tính chỉ Carbon tại Việt Nam thực hiện như thế nào?
Nghị định 06/2022/NĐ-CP tại Điều 19: Trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon trên thị trường carbon trong nước.

1. Việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon được thực hiện trên sàn giao dịch tín chỉ carbon, thị trường carbon trong nước theo quy định.

2. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon được giao dịch:

a) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 2 Điều 12 được giao dịch trên sàn. 01 đơn vị hạn ngạch phát thải khí nhà kính bằng 1 tấn CO2 tương đương.

b) Tín chỉ carbon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon được phép chuyển đổi thành đơn vị bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính trên sàn giao dịch. 1 tín chỉ carbon bằng 01 tấn CO2 tương đương.

3. Đấu giá, chuyển giao, vay mượn, nộp trả hạn ngạch phát thải khí nhà kính, sử dụng tín chỉ carbon để bù trừ phát thải khí nhà kính.

a) Các cơ sở có thể đấu giá để sở hữu thêm hạn ngạch phát thải khí nhà kính ngoài lượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ trong cũng 1 giai đoạn cam kết.

b) Các cơ sở có thể chuyển giao lượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính chưa sử dụng hết trong năm trước sang các năm tiếp theo trong cùng 1 giai đoạn cam kết;

c) Các cơ sở có thể vay hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho năm tiếp theo để sử dụng trong năm trước đó trong cùng 1 giai đoạn cam kết.

d) Các cơ sở có thể sử dụng tín chỉ carbon từ các dự án thuộc các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon để bù cho lượng phát thải khí nhà kính vượt qua hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ trong 1 giai đoạn cam kết. Số lượng tín chỉ carbon để bù trừ phát thải không được quá 10% tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở.

đ) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính đã phân bổ sẽ tự động được Bộ TN&MT thu hồi khi các cơ sở dừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản.

e) Nhà nước khuyến khích các cơ sở tự nguyện nộp trả hạn ngạch phát thải khí nhà kính chưa sử dụng hết góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của quốc gia.

g) Vào cuối mỗi giai đoạn cam kết, các cơ sở phải nộp tiền thanh toán cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ sau khi áp dụng các hình thức đấu giá, chuyển giao, vay mượn, sử dụng tín chỉ carbon để bù trừ. Ngoài việc phải nộp tiền thanh toán, lượng phát thải khí nhà kính vượt quá lượng hạn ngạch được phân bổ sẽ được trừ vào hạn ngạch phân bổ cho giai đoạn cam kết sau đó.

h) Bộ TN&MT hướng dẫn đấu giá, chuyển giao, vay mượn và nộp trả hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Hướng dẫn cách tính tín chỉ Carbon?
Hiện nay có 2 phương pháp để tính tín chỉ Carbon dưới đây:

1. Phương pháp dựa trên hoạt động

Công thức:

Lượng khí thải KNK = Hệ số phát thải * Mức tiêu thụ/sản lượng

Trong đó: 

Hệ số phát thải: hệ số này được quy định bởi các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia để tính toán lượng khí thải KNK cho từng hoạt động cụ thể.
Lượng khí thải khí nhà kính: nhân hệ số phát thải với mức tiêu thụ nhiên liệu, nguyên liệu, sản lượng sản phẩm,…
Ví dụ: Một nhà máy sử dụng 100 tấn than đá trong một năm. Hệ số phát thải của than đá là 2,49 tấn CO2/tấn than đá. Lượng khí thải CO2 của nhà máy là:

Lượng khí thải CO2 = 2,49 tấn CO2/tấn than đá * 100 tấn than đá = 249 tấn CO2. Để bù đắp cho lượng khí thải này, 1 tấn CO2 tương đương 1 tín chỉ carbon, vì vậy nhà máy cần có hoặc mua 249 tín chỉ Carbon.

2. Phương pháp dựa trên hiệu suất

Công thức:

Lượng khí thải giảm = Lượng khí thải trước dự án – Lượng khí thải sau dự án

Xác định lượng khí thải trước và sau khi thực hiện dự án giảm phát thải.
Lượng khí thải giảm được sẽ được chuyển đổi thành tín chỉ Carbon.
Ví dụ: Một công ty thực hiện dự án trồng rừng để giảm phát thải KNK. Lượng khí thải trước dự án là 100 tấn CO2/năm. Sau khi thực hiện dự án, lượng khí thải giảm xuống còn 50 tấn CO2/năm. Lượng khí thải giảm được là:

Lượng khí thải giảm = 100 tấn CO2/năm – 50 tấn CO2/năm = 50 tấn CO2/năm. Công ty sẽ được nhận 50 tín chỉ Carbon.

Leave a comment